nguồn gốc về rượu vang?

Đây là một câu hỏi mà đến nay các nhà khảo cổ và nhân chủng học cũng đành bó tay, chưa thể đưa ra một câu trả lời chính xác cho câu hỏi đó, người ta chỉ có thể xác nhận dựa vào một vài giả thuyết trên những cổ vật hay chứng liệu tìm được.

       Ví dụ như, các nhà khảo cổ bên Hy Lạp đã tìm thấy các chum vại và vỏ nậm làm bằng đất nung bị vùi sâu dưới nhiều lớp đất, có lẽ là do các trận động đất. Bằng các phương pháp khảo cổ học để tính tuổi các cổ vật này, họ biết được chúng đã được làm từ 5 ngàn năm trước và trong các nậm rượu đó người ta thấy có cặn rượu còn sót lại.

 Trên các bức tường ở bên trong kim tự tháp nơi chôn dấu các ngôi mộ cổ của Pharaon người trị vì Ai Cập khoảng 4 ngàn năm trước Thiên chúa giáng sinh, người ta đã thấy có những bức tranh có hình ảnh người dân hái những chùm nho ép lấy nước, rồi cho lên men để làm rượu.
Theo kết quả nghiên cứu thông qua một dự án gen rộng rãi vào năm 2006 của nhóm nhà khoa học từ Mỹ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Italy, Israel và Gruzia  đã phân tích hơn 110 loại nho hiện đại và đã công bố lại cho thấy nguồn gốc của rượu vang tại khu vực miền Nam Caucasus (Gruzia) và người dân đã uống rượu vang từ trước đó rất lâu, cách đây hơn 8.000 năm.

Vào thời Hy Lạp cổ đại, rượu vang được ngợi ca bởi các nhà thơ, nhà sử học và các nghệ sĩ, chúng thường xuyên được đề cập đến trong các tác phẩm của Aesop và Homer. Tại Hy Lạp khi đó, rượu vang được coi là đặc quyền của tầng lớp thượng lưu. Dionysus, vị thần của rượu vang, không chỉ là biểu tượng sức mạnh của rượu, ông còn nhân rộng ảnh hưởng và lợi ích to lớn của rượu vang tới xã hội. Ông được xem là một nhà quảng bá nền văn minh, một nhà lập pháp, và một con người yêu hòa bình – cũng như các vị thần bảo trợ ngành nông nghiệp và các nhà hát khác. Tuy vậy, theo nhà sử học Hy Lạp cổ đại Thucydides: “Các dân tộc của vùng Địa Trung Hải bắt đầu xuất hiện sự man rợ khi họ bắt đầu học cách trồng ôliu và nho”.

Còn theo truyền thuyết về nguồn gốc rượu vang:

       Một câu chuyện truyền kỳ bắt nguồn từ đoạn kinh trong Kinh Thánh kể lại rằng ông Noah và con trai sau khi hái những chùm nho chín mọng, ép lấy nước uống, đã đê quên sau một thời gian tạo thành một thứ nước khác hẳn từ mùi đến vị, càng uống càng thấy ngon, kèm theo cảm giác ngà ngà, lâng lâng như người đi trên mây nên ông cứ mềm môi uống mãi cho đến khi buồn ngủ thì đánh một giấc dài khoan khoái. Và từ hôm đó, để có được thứ nước uống đem lại cho mình nhiều thích thú như vậy, ông cứ đem trái nho ép ra nước, rồi cất vào chỗ mát cho nó lên men, để thỉnh thoảng lấy ra uống dần. Như vậy, theo câu chuyện truyền kỳ này thì ông Noah chính là người đầu tiên đã tình cờ khám phá ra cách làm rượu vang.

       Một câu chuyện liên quan đến vị vua Ba Tư truyền thuyết là Jamshid và hậu cung của ông. Theo truyền thuyết, vua đã trục xuất một trong các bà vợ của mình ra khỏi vương quốc, khiến cô trở nên chán nản và muốn tự tử. Cô đi đến nhà kho của vua, cô tìm thấy một cái bình có đánh dấu “thuốc độc” trên đó, trong bình đó có chứa nho thừa đã bị hỏng và cô nghĩ nó sẽ không uống được. Nhưng cô không biết, nho “hỏng” thực sự là kết quả của quá trình lên men biến nho thành rượu nhờ nấm men. Sau khi uống thứ nước nho bị gọi là thuốc độc, cô đã phát hiện ra tác dụng của nó, nó giúp cô dễ chịu và tinh thần của cô phấn chấn hơn. Cô dâng khám phá của mình cho nhà vua, ngay lập tức nhà vua đã say mê với đồ uống “rượu vang” mới, ông chấp nhận để cô quay trở lại hậu cung và ra lệnh tất cả nho trồng ở Persepolis sẽ được dùng để làm rượu. Trong khi hầu hết các sử gia rượu vang xem câu truyện này chỉ đơn thuần là truyền thuyết, nhưng cũng có bằng chứng khảo cổ cho thấy rượu vang đã được biết đến và buôn bán rộng rãi vào thời các vị vua Ba Tư đầu tiên.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn tin
0989593636
Chat Facebook
Gọi điện ngay